Lịch sử khí tượng Bão Ivan (1997)

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Bão Ivan có nguồn gốc từ một vùng thời tiết nhiễu động gần xích đạo trong tuần đầu tháng 10 năm 1997. Hai rãnh thấp gần xích đạo, một ở Bắc bán cầu và một ở Nam bán cầu đã phát triển từ vùng thời tiết nhiễu động này. Và kết quả là ba vùng áp suất thấp được hình thành; một vùng thấp ở Nam bán cầu đã phát triển thành cơn bão Lusi vào ngày 8 tháng 10; và hai vùng thấp ở Bắc bán cầu di chuyển ổn định về hướng Tây. Vùng thấp ở phía Đông phát triển thành bão Joan, trong khi vùng thấp ở phía Tây sau này sẽ phát triển thành bão Ivan. Nằm ở một môi trường thiếu đáng kể mây đối lưu, vùng thấp ban đầu rất khó khăn để trở nên có tổ chức.[1] Dù vậy, hệ thống bắt đầu hoàn thiện dần, vào ngày 11 tháng 10, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã phát hiện ra tâm hoàn lưu mực thấp, dẫn đến việc ban hành một Cảnh báo về sự hình thành của xoáy thuận nhiệt đới ngày hôm sau.[1]

Hệ thống di chuyển nhanh chóng theo hướng Tây - Tây Bắc với vận tốc 21 dặm/giờ (33 km/giờ). Vào sáng sớm ngày 13 tháng 10, JTWC ban hành thông báo đầu tiên của họ về áp thấp nhiệt đới 27W.[1] Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cũng đã phân loại nó là một áp thấp nhiệt đới trong khoảng thời gian đó.[2]

Vào cuối ngày 13 tháng 10, với việc phát triển ra những dải mây đối lưu, JTWC đã nâng cấp áp thấp nhiệt đới thành một cơn bão nhiệt đới và đặt tên nó là Ivan.[1] Sáng sớm hôm sau, JMA cũng nâng cấp Ivan thành bão nhiệt đới.[2] Trong ngày 14, Ivan di chuyển qua địa điểm cách Guam khoảng 65 dặm (100 km) về phía Nam.[1] Vài tiếng sau, JMA nâng cấp Ivan thành bão cuồng phong.[2] Trong khoảng thời gian 24 tiếng, vận tốc gió của Ivan đã tăng từ 75 dặm/giờ (120 km/giờ) lên 165 dặm/giờ (270 km/giờ), điều này giúp Ivan trở thành siêu bão cấp 5 và siêu bão thứ 8 của mùa bão. Vào cuối ngày 17 tháng 10, Ivan đạt đỉnh với sức gió 185 dặm/giờ (295 km/giờ) và một áp suất khí quyển chính thức là 905 mbar (hPa).[1][2] Tuy nhiên, JTWC báo cáo một áp suất không chính thức 872 mbar (hPa), giá trị này sẽ giúp Ivan trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ hai từng được ghi nhận cùng với các cơn bão Gay, Angela, JoanZeb.[1]

Do ở gần cơn bão Joan, các mô hình dự báo đã dự đoán rằng Ivan sẽ vòng ngược lại trước khi tiến tới Philippines. Tuy nhiên, Ivan đã duy trì hướng di chuyển và không chuyển hướng Bắc cho đến khi tác động đến đất nước này. Cơn bão bắt đầu di chuyển chậm lại và suy yếu, vào ngày 20 tháng 10 vùng tâm bão đổ bộ lên cực Bắc Luzon với vận tốc gió 140 dặm/giờ (220 km/giờ). Sau khi vươn một chút ra Eo biển Luzon, Ivan chuyển hướng Bắc - Đông Bắc và suy yếu thành một cơn bão nhiệt đới. Trong ngày 22, Ivan đạt trở lại cấp độ bão cuồng phong trong một thời gian ngắn trước khi tăng tốc về phía trước. Ivan tiếp tục suy yếu đều đặn và JTWC đã ban hành thông báo cuối cùng của họ về cơn bão trong ngày 24 tháng 10.[1] JMA tiếp tục theo dõi Ivan là một cơn bão nhiệt đới thêm một ngày nữa trước khi phân loại nó là một hệ thống ngoại nhiệt đới. Những tàn dư của cơn bão cuối cùng đã biến mất trong ngày 26 tháng 10.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão Ivan (1997) http://baseportal.com/cgi-bin/baseportal.pl?htx=/m... http://news.google.com/newspapers?nid=1370&dat=199... http://www.highbeam.com/doc/1G1-64641031.html http://www.highbeam.com/doc/1G1-67750261.html http://www.soest.hawaii.edu/MET/Enso/peu/update.di... http://www4.ncdc.noaa.gov/cgi-win/wwcgi.dll?wweven... http://www.fas.usda.gov/WAP/circular/1997/97-11/no... http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/summary/... http://www.data.jma.go.jp/fcd/yoho/data/typhoon/T9... http://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/rsmc-h...